Chương trình SGK cái gì Nhà nước nên làm

30/Thg9/2014 16:42:06

Ông Trịnh Đình Đề  - PCT Hội Tự động hóa Việt Nam

PV: Bộ GD và ĐT đã từng đưa ra Đề án về SGK với số tiền lên đến 34 nghìn tỷ đồng. Dư luận xã hội không đồng thuận và Bộ cũng đang tính toán lại kinh phí. Là người có nhiều ý tưởng về chương trình giáo dục, ông có nhận xét gì về Đề án này?

Ông Trịnh Đình Đề: Trước khi trả lời PV, tôi xin kể một câu chuyện đi làm chuyên gia giáo dục của tôi: Năm 1982, khi tôi nhận nhiệm vụ là giảng viên môn học Tự động hóa (Professeur dAutomatism) do Bộ Giáo dục Algérie điều động xuống dạy ở trường chuyên ban cách thủ đô Alger 500km.

Tôi đi ô tô khách suốt đêm sáng mới tới cổng trường, phải đợi đến 8h để gặp hiệu trưởng. Sau mấy câu chào hỏi, ông gọi trưởng phòng đào tạo lên và bảo giao việc cho tôi. Ông này đưa cho tôi một cuốn sách mỏng và nói trong đó có chương trình môn học, ngày mai có giờ lên lớp rồi, và phê bình tôi đến chậm (vì mãi tháng 10 tôi mới sang mà lịch năm học bắt đầu từ tháng 9). Tôi bảo vừa mới đến, đồ đạc còn đang để ở phòng trực chưa biết ở chỗ nào, đi cả vạn km, chưa được nghỉ. Ông này gọi nhân viên đến để thu xếp chỗ ở cho tôi và có vẻ thông cảm cho tôi được nghỉ 2 ngày đến đầu tuần có giờ học tôi phải lên lớp.

Nhưng khi được cầm cuốn sách trên tay, tôi hỏi chỉ có quyển sách nhỏ này thôi ư, thế còn giáo giáo trình? (ta gọi là sách giáo khoa - SGK) để dạy. Ông hiệu trưởng  bảo trên thư viện có nhiều sách để soạn bài giảng và lưu ý tôi vì chương trình đã qua 1 tháng nên phải bảo đảm cho kịp tiến độ, tổng thanh tra của Bộ về mà bị chậm là không tốt đâu (về sau tôi mới hiểu có người phải về nước là vì thế).

Có chỗ ở rồi, nghỉ ngơi một chút, ngay chiều hôm đó tôi lên thư viện, rất ngạc nhiên chỉ là một trường trung học (lycée technique) mà sao lắm sách thế, sách chuyên môn còn phong phú hơn cả thư viện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mà tôi đang dạy. Rất may cho tôi là SGK viết về môn học này nhiều, nhiều tác giả viết trong nhiều năm. Tôi miệt mài trong thư viện để có được bài giảng đầu tiên với sinh viên năm cuối (terminal) mà giáo sư người Pháp đã dạy năm trước. Tôi vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành. Dự các buổi của tổng thanh tra bộ xuống kiểm tra thực hiện nội dung chương trình, phương pháp sư phạm dạy và quản lý sinh viên trên lớp. Được làm việc trực tiếp với ông này về mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành. Ba năm dạy ở nước ngoài có nhiều chuyện thật đáng nhớ. Có 1 lần Tổng thanh tra dự giờ môn học cùng các thầy giáo. Sau buổi lên lớp đó Tổng thanh tra hỏi từng người nói nhận xét gì về giờ giảng của giáo viên. Sau khi kết thúc một tuần lễ thanh tra tại trường tôi dạy ông này đã quyết định hạ bậc lương của giáo viên mà tôi có dự lớp vừa rồi, lý do chính là nội dung bài giảng không chính xác, tiến độ lên lớp (qua nhật ký dạy của trường) không đúng chương trình.

PV: Vậy bài học từ câu chuyên này là gì, thưa ông?

Ông Trịnh Đình Đề: Điều đáng nhớ nhất của một thầy giáo ở Pháp là phải theo Chương trình môn học. Chương trình của Bộ Giáo dục ban hành là pháp lệnh.

PV: Còn câu chuyện SGK ở Việt Nam, ông thấy như thế nào?

Ông Trịnh Đình Đề: Nói lại câu chuyện trên tôi liên tưởng ngay đến vụ 34 nghìn tỷ đồng cho Đề án chương trình và SGK của Bộ. Tuy chưa đi đến hồi kết nhưng cách đặt vấn đề về chương trình và SGK trong chương trình giáo dục không chuẩn vì không phân biệt được cái nào là chính, là quan trọng.

Chương trình các môn học là pháp lệnh, người thầy phải tuân thủ.Bài giảng phải do thầy soạn. SGK cho một môn học có thể có nhiều tác giả viết và là tài liệu để thầy tham khảo như các tài liệu khoa học của tác giả khác. Bài giảng là tác phẩm dạy học thậm chí là công trình khoa họ̣c của thầy. Không được tước quyền sáng tạo của người thày, bắt phải đọc bài do người khác đã viết sẵn cho học sinh chép trên bục giảng. Vì vậy không nên đầu tư vào viết SGK, mà đầu tư vào xây dựng chương trình môn học. Các nhà giáo có kinh nghiệm dựa vào chương trình đó viêt thành sách, được Hội đồng của bộ thẩm định và thông qua gọi là SGK. Có nhiều người viết theo nội dung đó thì có nhiều SGK. Thầy dạy môn học có thể theo quyển sách của tác giả này hay tác giả kia, hoặc tham khảo để soạn bài giảng của mình là việc lựa chọn riêng. Học sinh cũng có thể dùng các sách đó để dọc, để hiểu thêm và mở mang kiến thức. Trong trường hợp xấu (ít xảy ra) khi đã có chương trình mà không có ai viết thì khi đó Bộ mới hỗ trợ tác giả viết. Hơn nữa, chương trình có thể thay đổi, bổ sung từng năm, còn sách thì không thẻ thay đổi nhanh được. SGK là kiến thức cần dạy, còn chương trình là nội dung phải truyền đạt cho học sinh. Nếu tập trung chủ yếu làm chương trình thì kinh phí đâu cần nhiều như thế.

Cũng như vụ 4 ngàn tỷ để mua Ipaid (SGK điện tử) cho đổi mới học cấp 1 ở Tp. HCM mang năng màu sắc kinh doanh chứ không có tính thuyết phục khoa học, vì chương trình dạy gì cho họ̣c sinh trên máy tính còn chưa xác định. Thiết nghĩ nếu chúng ta có tiền hãy đầu tư  hỗ trợ phương tiện máy tính nhằm nâng cao trình độ giáo viên để họ tự làm ra bài giảng hay truyền cho học trò (kể cả dạy học sinh qua sách điện tử). Sự uyên bác của thầy là chìa khóa trao cho họ̣c sinh vào đời.

Ngoài SGK, sách tham khảo ở Việt Nam cũng được cho là loạn

PV: Nhân đây, PV muốn hỏi ông thêm một câu: Bộ đang đề xuất cải tổ các cấp học phổ thông theo phân luồng, 10 năm giáo dục cơ bản, 2 năm cuối chuyên ban, ông có ý kiến gì không?

Ông Trịnh Đình Đề: Tôi thấy việc phân ban là hợp lý, nên làm, có lợi cho các em tiệm cận sớm với nghề nghiệp, gây được cảm hứng trong học tập, có cở để định hướng công việc của mình  sau khi tố́t nghiệp THPT. Tuy nhiên, giáo dục Việt Nam vẫn còn nặng về hình thức, Bộ đưa ra phương án muốn tổ chức lại hệ đào tạo cơ bản từ  9 năm sang  10 năm. Theo phương án này làm xáo trộn lớp học, thuyên chuyển  giáo viên xuống dạy cấp 2, thay đổi phòng  học, thay đổi quản lý gây mất ổn định, lãng phí tiền bạc như nhiều ý kiến đã nêu trên mạng XH. Theo tôi, nếu thời gian của giáo dục phổ thông vẫn là 12 năm thì khi phân hệ chuyên ban 2 năm cuối chỉ cần năm học lớp 10 (vẫn ở cấp 3) sẽ là năm hoàn thiện kiến thức cơ bản mà không cần giữ các em  ở lại cấp 2 thêm 1 năm. Hơn nữa tốt nghiệp THPT khi đã có hệ chuyên ban cũng vẫn cần đánh giá học sinh cả kiến thức cơ bản và chuyên ban. Trường cấp 3 quản lý sẽ tốt hơn vì ý thức và nhận thức của các em đã tốt hơn. Còn chương trình dạy gì và học gì do Bộ quyết định chứ đâu cần vị trí đặt lớp học để học sinh ngồi học.

Tôi phấn khởi về chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng được đông đảo dân chúng quan tâm và góy ý. Bộ GD và ĐT cũng quyết tâm mở màn bằng việc đổi mới khâu thi. Hy vọng đổi mới GD và ĐT thành công, nền gióa dục Việt Nam sẽ khởi sắc như mong đợi của mọi người.

PV: Cám ơn ông về những đề xuất rất tâm huyết cho ngành Giáo dục nước nhà.

Bảo Hà (thực hiện)

Số 163 (9/2014)♦Tạp chí tự động hóa ngày nay