Giao lưu trực tuyến “Tác động của hội nhập WTO đến người nông dân nghèo”

30/Thg5/2006 14:07:24

Các khách mời của VnMedia đã sẵn sàng trả lời các câu hỏi của độc giả.
Sáng nay (30/5), Báo điện tử VnMedia phối hợp với Nhóm Các Tổ chức Xã hội Dân sự vì An ninh lương thực và Giảm nghèo (CIFPEN) đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Tác động của hội nhập WTO đến người nông dân nghèo”.

Tham dự giao lưu với độc giả VnMedia hôm nay gồm có:

Ông Võ Trí Thành, TS, Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Hội nhập kinh tế Quốc tế (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương)

Ông Phạm Quang Diệu - Giám đốc TTTT- Viện Chính sách chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn.

Ông Phan Văn Ngọc - Giám đốc Tổ chức ActionAid International Vietnam

Bà Lê Kim Dung – Chuyên gia WTO của tổ chức Oxfam

Dưới đây là nội dung của buổi giao lưu:

Ảnh minh họa

Đã có hàng trăm câu hỏi gửi về toà soạn VnMedia ngay trong buổi sáng
diễn ra giao lưu
 



Ảnh minh họa

Nhiều phóng viên các báo bạn cũng đến tham gia giao lưu với các khách mời của VnMedia 

- Ông Phan Văn Ngọc - Giám đốc ActionAid Việt Nam : CIFPEN là một nhóm các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, hoạt động vì an ninh lương thực và giảm nghèo. Hiện nay, CIFPEN có 28 tổ chức thành viên. CIFPEN không nhận được sự hỗ trợ của nhà nước về tài chính. Nhưng nhận được sự tài trợ và hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài như ActionAid, Care,... CIFPEN đang mong muốn nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn của các tổ chức trong và ngoài nước. Chính phủ Việt Nam cũng tổ chức nhiều diễn đàn về WTO. Tuy nhiên, việc tham gia của các tổ chức xã hội dân sự là một việc rất quan trọng trong quá trình hội nhập.

Câu hỏi 1 - ngo van dung -Nam, 20 tuổi, hỏi: Tương lai nào cho nghành nông nghiệp Việt Nam: định hướng về cơ cấu lao động và sản phẩm tương lai sản phẩm chủ yếu là gì đem lại hiệu quả nhất cho người nông dân? 

- Ông Phạm Quang Diệu - Viện Chính sách chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn:
Nông nghiệp chúng ta có thế mạnh như cà phê, điều, hồ tiêu, chè, gạo...tiếp tục phát huy tác dụng do khả năng tiếp cận thị trường mở rộng. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở đó, mà là chúng ta phải chuyển từ sản xuất thô lên chế biến của các doanh nghiệp nội địa có thương hiệu riêng, tăng giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là một quá trình và nhiều thách thức. Đối với lao động là một bài toán rất nan giải, hiên nay chúng ta đang phải đối mặt lao động dư thừa, ứ đọng trong nông thôn. Giải quyết vấn đề này bản thân một mình nông nghiệp không làm được, mà đòi hỏi cả khu vực công nghiệp và dịch vụ phát triển để hút lao động ra, tạo thuận lợi cho tích tụ đất đai, sản xuất hàng hoá lúc đó nông nghiệp tăng được năng lực cạnh tranh và có lợi nhuận cao được.

Câu hỏi 2 - Nguyễn văn Tề -Nam, 24 tuổi, Ngọc tỉnh-lãng ngâm-gia bình-bắc ninh hỏi: Việt Nam gia nhập WTO, thì nghành chăn nuôi và các công ty sản xuất phục vụ chăn nuôi có ảnh hưởng ra sao?Và tương lai họ như thế nào?

- Bà Lê Kim Dung - Chuyên gia WTO tổ chức Oxfam : Ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ gặp phải những thách thức tiềm năng khi Việt Nam gia nhập WTO. Một trong những thách thức đó là mức độ cạnh tranh trong ngành chăn nuôi hiện tại rất là thấp, cụ thể như là năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm chăn nuôi thị trường nội địa đều có mức cạnh tranh thấp hơn so với cạnh tranh quốc tế. Theo một số đánh giá của các cơ quan nghiên cứu, năng suất sản xuất thấp hơn 30% so với mức sản xuất của thị trường quốc tế. Thách thức thứ 2 VN sẽ phải đối mặt là trợ cấp của các nước giàu, ví dụ một con bò của EU được hưởng trợ cấp một ngày là 2,62 USD, nhiều hơn thu nhập của người nông dân nghèo Việt Nam. Như vậy, các sản phẩm chăn nuôi thì phải cạnh tranh với các nước giàu. Đây là một ví dụ để thấy trình độ phát triển chênh lệch quá lớn. Ngoài ra đối với những nước không còn dùng trợ cấp chăn nuôi như Australia, hoặc New Zealand thì ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đương đầu với hệ thống sản xuất rất tân tiến và hiệu quả của họ vì những nước này đã đạt đến trình độ phát triển cao như hiện nay. Một thách thức khác là Việt Nam sẽ không được tiếp cận với cơ chế tự vệ đặc biệt để chống lại những đột biến về nhập khẩu cho những mặt hàng chăn nuôi (thịt lợn, thịt bò). Như vậy trong trường hợp khi Việt Nam mở cửa thị trường một cách mạnh mẽ thì việc tăng các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu sẽ có tiềm năng tác động đến giá của các mặt hàng trong nước. Trong khi đó, trình độ sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam còn quá thấp, đặc biệt là của nhóm người nghèo thì họ phải cạnh tranh trên một sân chơi không bình đẳng. Thách thức nữa là cam kết hội nhập yêu cầu Chính phủ Việt Nam sẽ phải cắt giảm trợ cấp nông nghiệp trong đó có trợ cấp của ngành chăn nuôi, cắt giảm thuế quan và như vậy có tác động đối với người chăn nuôi, đặc biệt là người chăn nuôi nghèo. Mặc dù việc sử dụng trợ cấp nông nghiệp hiện tại của Việt Nam còn có nhiều điểm bất cập, không hiệu quả, điều đó không có nghĩa là những chính sách hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ nông dân nghèo là không cần thiết.

 Ảnh minh họa

 Ông Phan Văn Ngọc đang giao lưu với độc giả





















Câu hỏi 13 - Peter Trần -Nam, 53 tuổi, London, UK hỏi: AAV là tổ chức của NGO UK, đã làm nhiều vấn đề về chống phá giá (theo tôi biết). Liệu các sản phẩm nông nghiệp Việt nam, chẳng hạn gạo, xuất khẩu có bị tình trạng tương tự? Lĩnh vực nào của sản phẩm xuất khẩu sẽ bị nguy cơ này?

- Ông Phan Văn Ngọc - Giám đốc ActionAid Việt Nam:
Trong quá trình hội nhập, Việt Nam sẽ còn chịu nhiều sức ép trên thị trường. Vấn đề phải tìm cho ra lối thoát - tức là nâng cao tính cạnh tranh - thì hàng hóa của Việt Nam sẽ đứng vững.

Câu hỏi 12 - Do Quang Hung -Nam, hỏi: Khi gia nhập WTO thì nông nghiệp Việt Nam sẽ được gia và mất gì?

   - Ông Phạm Quang Diệu - Viện Chính sách chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn:
Khi hội nhập, những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh sẽ phát triển, những ngành yếu kém sẽ suy giảm, giúp phân bổ lại các nguồn lực hiệu quả hơn.Có một vài hướng như sau: - xuất khẩu nông sản có lợi thế sẽ tăng trưởng mạnh do tiếp cận thị trường rộng mở hơn. - tạo điều kiện để cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, đây là xu hướng quan trọng để thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản. - Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh mạnh sẽ làm cho các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, xuất hiện xu hướng "phụ thuộc" vào các doanh nghiệp quốc tế, chúng ta chỉ sản xuất thô, lợi nhuận rất thấp. - Xu hướng bất bình đẳng, khoảng cách càng ngày doãng ra giữa nông thôn-đô thị, nông nghiệp-công nghiệp, những vùng sâu vùng xa có nguy cơ bị tụt hậu hơn nữa trong tiến trình phát triển

Câu hỏi 11 - Lã Mạnh Huy -Nam, 22 tuổi, quang ninh hỏi: Gia nhập WTO có thuận lợi và khó khăn gì khi tham gia tổ chức này.

  
- TS Võ Trí Thành-Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TƯ : Việt Nam có nhiều thuận lợi khi gia nhập WTO - tiếp cận thị trường dễ dàng hơn do các nước giảm bớt hàng rào thuế quan. Do vậy Việt nam có thể phát huy tốt hơn lợi thế so sánh vốn có của mình đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu, - Nền kinh tế Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài. - khi tranh chấp thương mại phát sinh Việt Nam có điều kiện tốt hơn trong việc tân dụng các quy định pháp lý của WTO để xử lý, hạn chế việc áp đặt của đối tác. - vị thế và đóng góp của Việt nam vào việc hoàn thiện hệ thống thương mại quốc tế tốt hơn ( tiếng nói có trọng lượng hơn) Bên cạnh đó Việt Nam cồn gặp không ít khó khăn: thay đổi tư duy chính sách, cải cách thể chế, cạnh tranh gay gắt có thể dẫn tới sự đổ vỡ của 1 số doanh nghiệp, đối mặt nhiều hơn với kiện tụng thương mại, khoảng cách giàu nghèo có thể gia tăng....

 Ảnh minh họa

 Ông Phạm Quang Diệu đang giao lưu với độc giả VnMedia.
























Câu hỏi 10 - Nguyen Thuc -Nam, 52 tuổi, Thanh Cong, Dong Da, Hanoi hỏi: Tổ chức CIFPEN có hoạt động độc lập với AAV và CARE. Trong vấn đề an ninh lương thực và giảm nghèo, vai trò của các tổ chức chính phủ Việt Nam thế nào nếu họ không có đủ nguồn lực để thực hiện?

- Ông Phan Văn Ngọc - Giám đốc ActionAid Việt Nam : CIFPEN là một nhóm các tổ chức xã hội dân sự hoạt động hoàn toàn độc lập với các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế. CIFPEN đang tích cực gây quỹ cho các hoạt động vì an ninh lương thực và giảm nghèo. Trong quá trình hoạt động ActionAid và Care sẽ chú ý giúp CIFPEN đa dạng hóa các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế có cùng quan tâm đến an ninh lương thực. Các tổ chức phi chính phủ trong nước có tồn tại được hay không phụ thuộc chính và sứ mệnh của họ. Nói cách khác nếu họ đáp ứng đúng yêu cầu của dân thì họ sẽ tồn tại. Ở đây vấn đề vốn không phải là vấn đề cốt yếu.

Câu hỏi 9 - phanthucdinh -Nam, hỏi: xin cho hỏi là sau khi việt nam gia nhập vào wto thì liệu việc cạnh tranh trong việc xuất nhập khẩu hàng nông sản sẽ được thuận lợi hơn hay không.? liệu hàng nông sản sẽ được tự do cạnh tranh hay là lại vấp phải những đạo luật chống bán phá giá nũa? xin được giải thich .! cám ơn.

- Bà Lê Kim Dung - Chuyên gia WTO tổ chức Oxfam:
Khi VN là thành viên của WTO, một số các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu truyền thống như chè, hạt điều, cà phê, tiêu có điều kiện tiếp cận được với thị trường mở rộng hơn nữa và có cơ hội phát huy thế mạnh cạnh tranh. Tuy nhiên, cái thách thức hiện tại của các mặt hàng xuất khẩu nông sản VN thì giá trị gia tăng còn rất thấp, và phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhân công lao động rẻ. Điều này sẽ không bền vững về lâu dài. Nguy cơ VN sẽ tiếp tục phải đương đầu với các vụ kiện bán phá giá là hoàn toàn có thực, nhất là khi VN vẫn đang bị coi là nền kinh tế phi thị trường (kéo dài 12 năm đối với Mỹ) thì đây là một điểm bất lợi đối với VN khi phải đuơng đầu với các vụ kiện này vì các nước sẽ được áp dụng những phương pháp tính toán linh hoạt hơn.

 Ảnh minh họa

 Bà Lê Kim Dung đang giao lưu với độc giả VnMedia





















Câu hỏi 8 - Hoài Nam -Nam, 41 tuổi, hỏi: Là đại diện của AAV, ông cho biết AAV có chương trình hay kế hoạch gì để giảm thiểu những tác động của việc gia nhập WTO đối với người nông dân Việt Nam? Ông có thể cho biết cụ thể về những dự định của AAV không?

- Ông Phan Văn Ngọc - Giám đốc ActionAid Việt Nam:
Trong 5 năm vừa qua, ActionAid đã tổ chức hàng loạt các hội thảo ở cấp cơ sở - cấp tỉnh hay cấp huyện - nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của các nước lân cận để nâng cao sự hiểu biết của người dân về những cái được hay cái mất khi gia nhập WTO. Trong những năm tới, chúng tôi sẽ tiếp tục các hoạt động này, đồng thời sẽ làm việc với các cơ quan chính phủ địa phương để có các chính sách phù hợp của thời kỳ hậu WTO.

Câu hỏi 7 - Một độc giả -Nu, 31 tuổi, hỏi: Tại sao AAV lại quan tâm nhiều đến người nông dân nghèo? Và AAV có lời khuyên hay tư vấn gì cho Chính phủ, Nhà nước và Quốc hội Việt Nam về những vấn đề của nông dân trong hội nhập không? AAV đã làm điều đó chưa?

- Ông Phan Văn Ngọc - Giám đốc ActionAid Việt Nam : Sứ mệnh của ActionAid toàn cầu là bảo vệ quyền của người nghèo. Ở Việt Nam, sau 15 năm hoạt động, ActionAid đã tham gia rất tích cực vào các diễn đàn xây dựng chính sách, trợ giúp các hoạt động tại cơ sở, các hoạt động xóa đói giảm nghèo. ActionAid cho rằng vấn đề chủ chốt ở đây là chính phủ Việt Nam nên có các chính sách bảo vệ người nông dân do họ chưa sẵn sàng về mặt kỹ thuật, kinh nghiệm, công nghệ, tiền vốn ... cho việc gia nhập WTO. Hiện chúng tôi đang thực hiện theo tôn chỉ này.

Câu hỏi 6 - Nguyen Thang -Nam, 30 tuổi, hungcuongcoltd@yahoo.com hỏi: Xin hỏi: Ông có thể cho tôi được biết. Kinh nghiệm của những người nông dân và chính phủ của các nước khác khi chuẩn bị vào WTO?

 

Ảnh minh họa

 Ông Võ Trí Thành đang giao lưu với độc giả





















- Ông Phan Văn Ngọc - Giám đốc ActionAid Việt Nam: Kinh nghiệm của Trung Quốc là họ xây dựng các xí nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường sức cạnh tranh cho họ. Ở đây chính phủ phải đầu tư cả tiền vốn và kỹ thuật. Điều này không thể làm trong thời gian ngắn mà phải có kế hoạch trung hạn. Trung Quốc và Thái lan đã tiến hành cổ phần hóa một loạt các doanh nghiệp kém hiệu quả. Đối với những vùng nông thôn ở xa, chính phủ Trung Quốc và Thái Lan tập trung vào việc sản xuất hàng hóa, nâng cao tính cạnh tranh. Ở một góc độ nào đó, các chính phủ này đã tiến hành quy hoạch lại các vùng sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam nên chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa thay vì sản xuất nhỏ lẻ.

Câu hỏi 9 - minh -Nam, 35 tuổi, minhqv20@yahoo.com.vn hỏi: Người nghèo đặc biệt là dân tộc vùng sâu chịu những ảnh hưởng cụ thể nào tư WTO?

- Ông Phan Văn Ngọc - Giám đốc ActionAid Việt Nam :
Người nghèo ở vùng sâu vùng xa ít chịu ảnh hưởng. Nhưng chính họ lại cũng không thể tận hưởng được những thành quả của sự hội nhập, và hậu quả là họ sẽ bị tụt hậu. Một chính sách công bằng là phải bảo đảm cho các cộng đồng phải được thừa hưởng các thành quả của sự phát triển. Đây là nhiệm vụ của chính phủ Việt Nam và tất cả các tổ chức xã hội dân sự khác.

Câu hỏi 8 - Bùi Khắc Vư -Nam, 59 tuổi, Viện nghiên cứu hỗ trợ  PTNT (IARD) - 70 Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội . Email : buikhacvu@yahoo.com và asiaplant@Gmail.com hỏi: Các trợ giúp nông nghiệp ở nước ta hiện nay đang ở mức nào? sau khi vào WTO nông nghiệp còn được trợ giúp ra sao? có ảnh hưởng nhiều đến phát triển không?

- Ông Phạm Quang Diệu - Viện Chính sách chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn:
Các trợ giúp cho nông nghiệp của chúng ta vẫn còn thấp so với cả các nước đã là thành viên của WTO, ví dụ hỗ trợ "hộp hổ phách" cuat chung ta còn thấp hơn cả Thái Lan. Nếu theo thông lệ của WTO, hỗ trợ phải thấp hơn 10%, tuy nhiên kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy chúng ta cũng không đủ tiền để hỗ trợ được mức này.

Câu hỏi 7 - Hoang Duc Thanh -Nam, 22 tuổi, ocau2002@yahoo.com hỏi: Toi nghe noi to chuc OXfam ung ho Việt Nam gia nhập WTO, nhw vậy có đúng không và tại sao Oxfam lại có chính kiến nhw vậy?

- Bà Lê Kim Dung - Chuyên gia WTO tổ chức Oxfam:
OXFAM ủng hộ nỗ lực gia nhập WTO của VN. Chúng tôi cho rằng thương mại là một trong những động lực tiềm năng góp phần xoá đói giảm nghèo, tuy nhiên các luật lệ thương mại quốc tế hiện tại có lợi cho các nước giàu hơn là nước nghèo. Khi VN gia nhập WTO, những lợi ích tiềm năng bao gồm như mở rộng thị trường cho những mặt hàng xuất khẩu xuất khẩu truyền thống như nông nghiệp và thuỷ sản, đồng thời VN có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO giúp tránh được những xử kiện vô lý như là cá ba sa giữa Việt Nam và Mỹ. Khi là thành viên của WTO VN sẽ tiếp tục thu hút được đầu tư nước ngoài đồng thời cũng có tiếng nói cùng với 149 nước khác khi WTO thảo luận các quy chế mới của WTO. Tuy nhiên thách thức đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là đối với xoá đói giảm nghèo là rất lớn. VN vẫn là một nước 69% lực lượng lao động vẫn thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 45% dân số sống tại nông thôn sống dưới mức nghèo. Những thách thức lớn như là mức độ cạnh tranh thấp, hay phải đương đầu với trợ cấp xuất khẩu của các nước giàu, năng lực của VN thực thi các điều khoản cam kết, việc cắt giảm thuế quan và các trợ cấp nông nghiệp, việc VN không được tiếp cận đối với cơ chế tự vệ đặc biệt cho các sản phẩm chăn nuôi... là những điểm không thể một sớm một chiều giải quyết được mà cần thời gian và hỗ trợ của các bên để giảm thiểu những rủi ro này. OXFAM đã có những chương trình hỗ trợ xoá đói giảm nghèo làm việc trực tiếp với các nhóm người nghèo nông thôn và chính quyền địa phương trong hơn 15 năm qua. Đồng thời, chúng tôi cũng đã và đang nỗ lực vận động hành lang đối với chính phủ các nước giàu để họ hiểu hơn những thách thức VN sẽ phải đương đầu sau khi gia nhập WTO. Kinh nghiệp của OXFAM làm việc tại hơn 80 nước trên thế giới cho thấy việc tự do hoá thương mại quá nhanh và không dựa vào trình độ phát triển của một nước đồng thời lại không có giai đoạn quá độ chuyển đổi khi thực hiện các cam kết đã có những tác động không tốt đối với đói nghèo ở nông thôn đồng thời gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Câu hỏi 6 - Thái Hà -Nu, thaihavov@yahoo.com hỏi: Hoạt động của ActionAid Việt Nam ở Việt Nam trong nông nghiệp là gì? Và trước thực trạng nông dân Việt Nam sẽ bị thua thiệt so khi hội nhập thì theo ông các cơ quan chức năng cần làm gì để hỗ trợ họ và bản thân những người nông dân Việt Nam sẽ cần thực hiện những gì?

- Ông Phan Văn Ngọc - Giám đốc ActionAid Việt Nam:
Trong những năm qua, ActionAid tập trung vào các hoạt động sản xuất và bảo vệ an ninh lương thực: "xây dựng các công trình thủy lợi, tăng cường mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, phát triển các chương trình tín dụng nhỏ, vi mô, quy hoạch đất nông nghiệp." ActionAid trong những năm tới tập trung vào việc cung cấp cho người dân những thông tin thị trường, bảo vệ quyền lợi của người dân trước những hiểm họa thương mại bất bình đẳng. Bản thân người nông dân Việt Nam cũng cần phải chuyển sang sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng để bảo đảm tính cạnh tranh trên thị trường.

Câu hỏi 19 - Một độc giả -Nam, hỏi: Là tổ chức phi Chính phủ hoạt động tại Việt Nam từ lâu trong việc trực tiếp giúp người nghèo, AAV đã có chiến lược nào để hỗ trợ người nông dân nghèo sau khi Việt Nam gia nhập WTO?

- Ông Phan Văn Ngọc - Giám đốc ActionAid Việt Nam:
Hiện tại, ActionAid vẫn đang xây dựng chiến lược này. Theo kinh nghiệm của các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, có những cái chúng ta không thể biết trước. Vì vậy quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm và vừa phải cải tiến là chiến lược trước mắt hiện nay của Việt Nam.

Câu hỏi 18 - Đặng Thị Hoàng Liên -Nu, 27 tuổi, Kiểm toán Nhà nước hỏi: Thưa bà đến nay Vn đã có những cam kết gì với WTO cũng như các thành viên trong tổ chức này về vấn đề nông nghiệp.

- Bà Lê Kim Dung - Chuyên gia WTO tổ chức Oxfam:
VN đã cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp ngay sau khi hội nhập. VN sẽ có 5 năm quá độ cho việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu dưới dạng khuyến khích đầu tư. VN đã cam kết thực hiện những điều khoản vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) ngay sau khi hội nhập, đồng thời VN sẽ phải cắt giảm mức thuế quan đối với các mặt hàng nông nghiệp. Hiện tại mức thuế quan bình quân trong nông nghiệp của VN là 27%, rất nhiều khả năng mức thuế này sẽ bị cắt giảm xuống khoảng 15%. Đây là mức thuế mà Trung Quốc đã phải thực hiện sau khi là thành viên của WTO, trong khi quy mô kinh tế của Trung Quốc lớn hơn nhiều lần so với VN. Một cam kết nữa là VN sẽ không được tiếp cận với cơ chế tự vệ đặc biệt (nhằm giảm thiểu tác động của đột biến nhập khẩu đối với giá cả) đối với các mặt hàng chăn nuôi như thịt lợn, thịt bò...

Câu hỏi 17 - Ninh Văn Hiệp -Nam, Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và miền núib (nvhiep@cisdoma.org.vn) hỏi: 1. Người nghèo nói chúng và người dân tộc nói riêng có lợi gì khi Việt Nam gia nhập WTO? 2. WTO có tác động gì đến an ninh lương thực: Tác động tích cực, tác động tiêu cực?

- Ông Phan Văn Ngọc - Giám đốc ActionAid Việt Nam :
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cả những tác động tích cực và tiêu. Tuy nhiên, các cộng đồng người nghèo, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc thiểu số, bao giờ cũng chịu nhiều các tác động tiêu cực vì họ thiếu thông tin, thiếu kiến thức, thiếu tính cạnh tranh. Gia nhập WTO rõ ràng là sẽ ảnh hưởng đến bản thân các cộng đồng người nghèo bởi VN phải mở cửa thị trường hàng hóa. Nếu chính phủ không có chính sách phù hợp thì hàng hóa của VN có thể sẽ thua ngay trên sân nhà, và người nghèo sẽ là người chịu ảnh hưởng đầu tiên.

Câu hỏi 16 - Ngô Văn Nam -Nam, 22 tuổi, Sinh viên trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Email:ngonam23@yahoo.com hỏi: Thưa ông vậy ngành nông nghiệp nước ta đã chuẩn bị được những gì khi chúng ta gia nhập WTO? Và Bộ Nông nghiệp & PTTNT đã có những biện pháp gì để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn, theo tôi biết thì Đảng và Nhà nước ta có chủ trương phát triển các làng nghề truyền thống để phát triển kinh tế nông thôn, thế kế hoạch này tới nay đã thực hiện tới đâu? Như tôi được biết Tỉnh Thái Bình là một tỉnh thuần nông và cũng có rất ít các làng nghề, nếu có thì cũng chưa thúc đỷa kinh tế nông thôn Thái Bình phát triển, vậy Bộ đã có những giải phát gì để tháo gỡ khó khăn trên? Mong ông trả lời rõ! 

- Ông Phạm Quang Diệu - Viện Chính sách chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn:
Nếu như chúng ta cứ nói về WTO theo nghĩa hội nhập với một sức ép to lớn cũng chưa hẳn đúng. theo tôi, nông dân Việt Nam đã hội nhập từ những năm 90 khi chúng ta mở cửa và chúng ta đã gặp phải những áp lực của toàn cầu như giá cà phê, hồ tiêu hay vụ kiện cá basha, chỉ có điều lần này sẽ có mức độ mạnh hơn. Về giải pháp, thời gian qua Bô Nông nghiệp đã xây dựng kế hoạch hành động 5 năm 2006-2010, trong đó hội nhập là một hợp phần. Các hướng chính đó là tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển nông thôn tạo việc làm và tăng thu nhập, cùng với cải cách hành chính để tăng cường năng lực ra và thực thi chính sách. Trong này, các doanh nghiệp nông thôn và các làng nghề cũng là một hướng trợ giúp chính. Bên cạnh đó, Bộ đang tập trung vào các hoạt động cải thiện môi trường đầu tư nông thôn thúc đẩy các doanh nghêịp vừa và nhở. Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT đang cùng với Ban đổi mới DN triển khai các hoạt động tham vấn từ phía DN, các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, cũng như tổ chức các nghiên cứu để giúp cho Bộ có được những quyết sách thúc đẩy đầu tư vào nông thôn. Tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới các hành động cụ thể sẽ được thực thi và sẽ phát huy tác dụng.

Câu hỏi 18 - Phương Anh -Nu, 24 tuổi, hỏi: Tổ chức ActionAid Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong việc hỗ trợ phụ nữ và người nghèo hội khi VN gia nhập WTO?

- Ông Phan Văn Ngọc - Giám đốc ActionAid Việt Nam:
Trong chiến lược phát triển 5 năm tới, ActionAid đặt kế hoạch bảo vệ quyền của phụ nữ lên hàng đầu: Đó là các quyền đại diện trong các cơ quan tổ chức chính quyền, quyền được tham gia, quyền được giáo dục, quyền được tiếp cận với các sơ hội sinh kế. Nói tóm lại, ActionAid muốn bảo đảm hỗ trợ cho phụ nữ có đầy đủ các quyền như bất kỳ một người công dân nào khác trong xã hội trong môi trường hội nhập.

Câu hỏi 17 - Mquizhanoi -Nam, 31 tuổi, Mquizhanoi@yahoo.com hỏi: Thưa bà Lê Kim Dung Oxfam dự kiến những hoạt động hỗ trợ gì cho Việt Nam trong mục tiêu phát triển nông nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

- Bà Lê Kim Dung - Chuyên gia WTO tổ chức Oxfam:
OXFAM sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ các cộng đồng người nghèo, đặc biệt là dân tộc thiểu số và người di cư thành thị trong các chương trình xoá đói giảm nghèo. Chúng tôi sẽ tiếp tục cộng tác với các tổ chức xã hội, cơ quan đoàn thể chính quyền địa phuyương để tiếp cận với những thông tin, nhận định, tác động tiềm năng đối với vấn đề đói nghèo khi VN tham gia WTO. Một lĩnh vực mà chúng tôi hi vọng sẽ làm tích cực hơn là việc theo dõi sự thay đổi về đói nghèo đối với những nhóm người thiệt thòi khi VN phải thực hiện các cam kết của WTO. Chúng tôi đã tiến hành một số các nghiên cứu về một số mặt hàng nhạy cảm như ngô để xem các tác động tiềm năng đối với đói nghèo sau khi VN gia nhập. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiến hành những nghiên cứu sâu hơn tác động của hội nhập đối với đói nghèo để từ đó có những khuyến nghị xác thực đối với chính quyền địa phương và trung ương trong việc hình thành các chính sách linh hoạt sau hội nhập nhằm hỗ trợ và giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với những nhóm người dễ bị tổn thương.

Câu hỏi 16 - Ngô Thị Lan Phương -Nam, hỏi: Việc hội nhập WTO sẽ mang lại nhiều thiệt thòi cho nông dân Việt nam, vì nhà nước ta không thể trợ giá cho bà con nông dân như ở Mỹ, khối EU. Làm thế nào để hạn chế vấn đề này?

  - Ông Phạm Quang Diệu - Viện Chính sách chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn:
Đúng là chúng ta không giàu có như Hoa Kỳ và Eu để hỗ trơ nông nghiệp và nông thôn, tuy nhiên Tôi nghĩ rằng, nông dân Việt Nam về đại thể sẽ khá hơn chứ không phải thiệt thòi, sẽ có một số nhóm và ở một vùng bị tổn thương. chúng ta không nên có cái nhìn quá bi quan, ví dụ Trung Quốc trước khi vào WTO, rất nhiều cảnh báo và tiếng nói rất cực đoan về kịch bản xấu cho nông nghiệp, nông thôn, rằng sẽ đe doạ ổn định, kinh tế trung Quốc thậm chí còn bị suy sụp. Tuy nhiên sau hội nhập WTO, câu chuyện thực tế lại không hoàn toàn như vậy, một số ngành nông sản của Trung Quốc tăng vọt xuất khẩu, đe doạ cả nông sản Hoa Kỳ. Điều này trái ngược hẳn với dự báo của các nhf nghiên cứu trong và ngoài Trung Quốc. Song một số vùng miền Tây lại gặp khó khăn và có nguy cơ tụt hậu. Tôi nghĩ mình có thể tham khảo bài học của Trung Quốc trong vấn đề nông nghiệp nông thôn, họ đề ra chính sách tam nông - nông nghiệp, nông thôn nông dân, đầu tư mạnh vào nông nghiệp về cơ sở hạ tầng, vốn, kỹ thuật, bãi bỏ thuế và giảm phí. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 của Đảng CS Trung Quốc đã nhấn mạnh phát triển nông thôn coi đây là tọng điểm trong chiến lược phát triển.

Câu hỏi 16 - Nguyễn Bá Viện -Nam, 26 tuổi, 0914184700 hỏi: Nếu Việt Nam gia nhạp WTO thì các chính sách bảo hộ cho nông dân nghèo có còn nữa không ví dự như: Hệ thống thuỷ lợi do Nhà nước đầu tư thực chất là nguồn vốn tài trợ ODA của nước ngoài....

- TS Võ Trí Thành-Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TƯ :
WTO về nguyên tắc đảm bảo hoạt động kinh doanh có tính thị trường hơn, tự do hoá thương mại hơn. Và để đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại giữa c âc n ư ớc WTO quy định một số điều cấm đối với các hình thức trợ cấp của Chính phủ như: trợ cấp, trợ giá cho xuất khẩu. Tuy nhiên, WTO không chống lại những hỗ trợ của nhà nước như: Hỗ trợ cho vùng nghèo, phát triển kết cấu hạ tầng,khuyến nông, chuyển giao công nghệ, đào tạo giáo dục......

Câu hỏi 15 - Nguyễn Ngọc Quỳnh -Nam,  Báo Vietnam Economic News; ngocquynhven@yahoo.com hỏi: Gia nhập WTO, VN phải giảm hỗ trợ doanh nghiệp trong cạnh tranh và XK. Những DN hoạt động kinh doanh XK nông sản sẽ gặp khó khăn do không được hỗ trợ về tín dụng ưu đãi để thu mua và dự trữ, không được trợ cấp giá và phí vận chuyển... Tác động nhìn thấy của việc hạn chế này là các DN và nông dân sản xuất hàng XK sẽ gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với những đối thủ nặng ký hơn mình cùng với hàng hóa nông sản giá rẻ của các nước khác ngay ở trên sân nhà. Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân phải có những giải pháp cụ thể nào để khắc phục khó khăn này? (Rất mong nhận được câu trả lời) 

- Ông Phạm Quang Diệu - Viện Chính sách chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn:
Điều bạn nói là đúng, chúng ta đã thấy chúng ta đã phải đối mặt với gạo, rau quả... của Thái Lan hay Trung Quốc trên thị trường nội địa. Sắp tới, áp lực cạnh tranh sẽ mạnh hơn, tuy nhiên khác nhau giữa các nhóm hàng. Đối với nhóm hàng thô thì không ảnh hưởng nhiều, nhưng đặc biệt những mặt hàng chế biến sẽ giảm thuế mạnh thì càng là khó khăn cho chúng ta vì phát triển công nghiệp chế biến là hướng đi rất quan trọng để chuyển từ sản xuất thô lên tinh, giá cao và lợi nhuận cao hơn. hiện nay, Chính phủ và các Bộ ngành đã có những chuẩn bị cho hội nhập WTO, ví dụ Bộ NN đã xây dựng kế hoạch 5 năm với những chương trình cụ thể về hướng đầu tư và nguồn vốn đầu tư về các hướng tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển khoa học công nghệ và đầu tư vào nông thôn tạo việc làm và hỗ trợ cho các vùng xa xôi và người nghèo. Còn về phía doanh nghiệp và nông dân, có lẽ nhà nước phải tăng cường thông tin và tư vấn cho họ để có thể đối phó với áp lực cạnh tranh.

 Câu hỏi 2 - Vũ đinh Phuơng -Nam, 53 tuổi, 312 nguyễn lương bằng Hải Dương dt 0320893776 hỏi: Vào WTO có lợi như thế nào mà việc gia nhập lai khó khăn như vậy?

  - Ông Phạm Quang Diệu - Viện Chính sách chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn: Gia nhập WTO là một quá trình lâu dài. Trung Quốc đã phải mất hơn 15 năm để gia nhập. Quá trình này phải đàm phán, thương thảo với các nước về các vấn đề thuế quan, phi thuế quan....Nó không chỉ đơn thuần là đàm phán, mà còn phải tính toán các lợi ích của nền kinh tế để đạt được kết quả cao trong đàm phán

Câu hỏi 1 - nguyen van son -Nam, 23 tuổi, nguyen van son doi 3 minh duc tu ki hai duong hỏi: Việt Nam gia nhập WTO thì người dân sẽ được gì?

- Ông Phạm Quang Diệu - Viện Chính sách chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn:
Người dân sẽ được lợi nhiều với tư cách là người tiêu dùng, do mua được các mặt hàng giảm giá nhập khẩu. ví dụ như mặt hàng ô tô sẽ giảm giá và chắc chắn người tiêu dùng sẽ có cơ hội nhiều hơn để sở hữu một phương tiện an toàn và văn minh. Năm 2003, khi có dịp qua Bắc Kinh, tôi được biết, sau khi vào WTO, 1 ngày có đến 1000 xe ô tô nhập khẩu được tiêu thụ ở Bắc Kinh.

Câu hỏi 1 - Nguyễn Nguyên -Nam, 35 tuổi, USA hỏi: CIFPEN là tổ chức gì? có được hỗ trợ của nhà nước? tại sao điễn đàn này có ý nghĩa không được phái chính phủ tổ chức và WWTOP là vấn đề lớn có quy mô quốc gia?