Tin tức sự kiện tháng 1-2/2001

25/Thg7/2006 17:19:23

Năm 2001, ngành Công nghiệp tăng mạnh đầu tư
Theo tin từ Bộ Công nghiệp, để thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001 do Quốc hội đề ra là 14,03%, ngành công nghiệp sẽ phải đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm và tăng vốn đầu tư. Năm 2001, sản lượng điện sản xuất sẽ đạt 29,77 tỷ KWh, tăng 12,21%, than sản xuất 11,28 triệu tấn, tăng 3,24%, than tiêu thụ 11 - 11,5 triệu tấn và than xuất khẩu sẽ là 3 triệu tấn. Sản lượng thép sản xuất phấn đấu đạt 1,777 triệu tấn, tăng 14,57%, giấy sản xuất đạt 389.000 tấn, tăng 2,67%, vải lụa thành phẩm sản xuất đạt 435 triệu m, tăng 19,7% và xuất khẩu hàng dệt may năm nay sẽ đạt 2,3 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2000. Các doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp quản lý đã có kế hoạch đầu tư 28.142 tỷ đ trong năm 2001, tăng 57% so năm 2000. Trong số 28,142 tỷ đ trên, có 435 tỷ đ thuộc vốn ngân sách, 9856 tỷ đ thuộc vốn tín dụng Nhà nước, 6144 tỷ đ từ khấu hao cơ bản, 7896 tỷ đ từ nguốn vốn vay nước ngoài, 2207 tỷ đ từ tín dụng thương mại, 403 tỷ đ tự bổ xung và 1227 tỷ đ từ các nguồn vốn khác. Trong đó, ngành Thép VN sẽ đầu tư 1.067 tỷ đ, Điện đầu tư 16.295 tỷ đ, Rượu Bia NGK 618 tỷ đ, giấy 2.020 tỷ đ, Than 1.610 tỷ đ, Dệt may 3.500 tỷ đ, Hóa chất 984 tỷ đ.


Kiến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Bộ Công nghiệp vừa chính thức kiến nghị với Chính phủ về việc thực hiện chính sách thị trường và xuất nhập khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. Theo đó cần cho phép các doanh nghiệp được áp dụng tỷ lệ chi phí khuyến mại quảng cáo mới phù hợp với ngành hàng và kết quả kinh doanh của mình để đẩy mạnh công tác tiếp thị nhằm mở rộng thị trường. Đối với sản phẩm bia, rượu, Bộ Công nghiệp đề nghị cho phép nâng mức chi phí quảng cáo khuyến mại lên 13-15% giá thành thay vì 7% như hiện nay. Bộ Công nghiệp cũng đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu giải pháp kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng hợp lý trong nước. Bộ còn đề nghị Chính phủ cho phép dùng Quỹ khuyến khích xuất khẩu trợ giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào thị trường Mỹ. Đối với thị trường cũ như Liên bang Nga, Đông Âu và một số thị trường mới mở như Trung Cận Đông, Châu Phi... Chính phủ cần tháo gỡ những khó khăn trong cơ chế thanh toán, bảo hiểm rủi ro, cũng như tạo mối hàng để các doanh nghiệp có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu.

Tăng cường xuất khẩu rượu bia
Theo Bộ Công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu năm 2001 của Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt nam sẽ tăng lên 810.000 USD, gấp đôi so với năm trước, đồng thời kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên 48,35 triệu USD, gấp 2,37 lần năm trước . Các chuyên gia cho rằng việc tăng cường xuất khẩu sản phẩm rượu bia, nước giải khát là đòi hỏi bức thiết để tiến tới có đủ ngoại tệ thanh toán phần lớn vốn vay nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ và nguyên liệu cho sản xuất của ngành rượu bia.

Tổng công ty Rượu-Bia- NGK Việt Nam chú trọng Đầu tư
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, Tổng công ty RBNGKVN sẽ vững bước tiến vào thế kỷ 21, tăng tốc đầu tư và nâng mức tăng trưởng. "Tổng công ty Rượu Bia Nước giải khát VN không chủ quan nhưng tự tin rằng toàn bộ 13 doanh nghiệp thành viên đủ sức cạnh tranh khi hội nhập" - TS. Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty RBNGKVN.
Thực hiện chủ trương đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín của sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp trong Tổng công ty đã xác định và triển khai một số dự án trọng điểm và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2000 các dự án đã được duyệt và triển khai gồm: 01 dự án nhóm A, 03 dự án nhóm B và 15 dự án nhóm C với tổng số vốn trên 600 tỷ đồng và đã thực hiện gần 200 tỷ đồng.
Kế hoạch năm 2001: Công ty Bia Sài gòn sẽ hoàn thành việc đổi mới và bổ xung thiết bị phục vụ cho công suất 200 triệu lít/năm, hoàn thành việc xây dựng và lắp đặt hệ thống chưng cất cồn tại nhà máy Rượu Bình Tây, hoàn thành thủ tục đầu tư và công tác đấu thầu đối với hệ thống nấu và tank outdoor để đến quý III có thể lắp đặt được thiết bị, hoàn thành thủ tục đầu tư để có thể triển khai từng bước của dự án đầu tư nhà máy Bia Sài Gòn mới có công suất 100 triệu lít/năm, với nhà máy bia Sài Gòn tại Cần Thơ phấn đấu đến đầu quý III/ 2001 đi vào sản xuất; Công ty Nước giải khát Chương Dương phấn đấu hoàn thành 3 dự án đầu tư mới đã được duyệt để đến quý II có thể đi vào sản xuất đồng thời xây dựng dự án sản xuất nước giải khát từ hoa quả Công ty Rượu Hà Nội sẽ nghiên cứu phương án di chuyển Nhà máy; Các công ty khác tiếp tục nghiên cứu phương án đầu tư đổi mới thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng.
Năm 2000 ba công ty Bia Sài Gòn, liên doanh Bia Sài Gòn-Phú Yên, Thuỷ tinh Malaya VN đã nhận chứng chỉ ISO 9002. Năm 2001 công ty Bia Hà Nội và công ty Nước giải khát Chương Dương sẽ triển khai việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO.

Cty Bia Sài Gòn tiếp nhận Cty Bia Sóc Trăng làm thành viên hạch toán phụ thuộc
Ngày 11/01/2001 Bộ Công nghiệp đã ra Công văn số 0135/CV-TCCB về việc đồng ý tiếp nhận Công ty Bia Sóc Trăng về làm đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Bia Sài Gòn. Bộ Công nghiệp đã giao cho Hội đồng quản trị Tổng công ty Rượu Bia Nước giải khát Việt Nam phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Công ty Bia Sài Gòn tổ chức tiếp nhận.

Tổng công ty Rượu Bia NGK VN Tiếp nhận CTy Bia Thanh Hoá làm đơn vị thành viên hạch toán độc lập
Ngày 16/02/2001 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ra Quyết định số 0348/QĐ-BCN về việc tiếp nhận nguyên trạng Công ty Bia Thanh Hoá thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá về làm thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Rượu Bia Nước giải khát Việt Nam kể từ ngày 01/03/2001.

Hội nghị Kỹ thuật Bia Châu á Thái Bình Dương sẽ được tổ chức vào ngày 02,03/04/2001 tại Việt Nam
Hiệp hội Bia Châu á Thái Bình Dương (IGB), Hiệp hội Rượu-Bia -Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Viện nghiên cứu Rượu-Bia -Nước giải khát (RIB) đồng tổ chức Hội thảo kỹ thuật Bia vào ngày 02 và 03/04/2001 tại khách sạn New World, TP. Hồ Chí Minh. Mục đích của Hội nghị là thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ sản xuất bia. Chia sẻ kinh nhiệm của các nhà sản xuất, các nhà cung cấp nguyên liệu, thiết bị, bao bì, các chuyên gia công nghệ trên thế giới với Việt Nam. Hội nghị sẽ có khoảng 20 diễn giả đến từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Chương trình của Hội nghị bao gồm các chủ đề : Malt; Những cải tiến thực tế mới nhất trong việc thiết kế nhà nấu bia; Tận thu và tiết kiệm năng lượng; Chất lượng nước trong sản xuất bia; Quản lý men bia trong sản xuất bia nồng độ cao; Lọc bia; Các hệ thống lọc mới nâng cao chất lượng bia và hiệu quả kinh tế Xử lý nước thải trong các nhà máy bia; Thiết bị nhân giống và bảo quản men; Nâng cao hương vị của Bia từ Houblon; Men khô trong sản xuất bia; Sự ổn định của bia; CO2: Nguồn tinh khiết, cách sử dụng và sự an toàn; Dự báo trước về thời hạn sử dụng của sản phẩm; Các cấu tử tạo hương mới trong houblon và ảnh hưởng của nó tới sự ổn định hương bia; Đa dạng hoá các loại bia; Bảo hộ nhãn hiệu; Mô hình sử dụng kỹ thuật Opto-Acoustic cho việc xác định độ cồn; SO2 và các hợp chất bay hơi khác; Bia và Sức khoẻ Các chất trợ lắng và hiệu quả trong sản xuất bia.

Hội thảo môi trường trong ngành rượu, bia, nước giải khát được tổ chức tại Hà Nội ngày 01/03/2001
Ngày 01/03/2001, tại khách sạn Hilton Opera, Viện nghiên cứu Rượu-Bia-Nước giải khát và Viện Công nghiệp Thực phẩm đã phối hợp với tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản - JETRO Hà Nội đã tổ chức hội thảo: "Kinh nghiệm vài học về xử lý môi trường trong ngành sản xuất rượu bia nước giải khát và chế biến thực phẩm". Giáo sư, tiến sĩ Takashi Inoue, trường Đại học Akikusa Gakuen và ông Koji Shiraishi, Công ty Fujikasui, Nhật Bản đã trình bày những kinh nghiệm của Nhật Bản về 2 chủ đề:
1. Thu hồi, giảm, sử dụng lại và tái sinh trong sản xuất rượu bia nước giải khát.
2. Xử lý và tái sử dụng nước thải trong các Nhà máy rượu bia nước giải khát và chế biến thực phẩm.
Hội thảo đã thu hút được trên 200 khách mời là các nhà quản lý, các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học và cán bộ của nhiều doanh nghiệp trong nước. Với sự nỗ lực của các đơn vị tổ chức và tinh thần làm việc nhiệt tình, cởi mở của các chuyên gia Nhật Bản hội thảo đã diễn ra trong bầu không khí sôi nổi và mang lại nhiều thông tin hữu ích.

soát điều chỉnh các văn bản hướng dẫn ghi nhãn hàng hoá
Theo Bộ Thương mại, Văn phòng Chính phủ đã có yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan tiến hành rà soát, sửa chữa lại những điểm không phù hợp trong các văn bản hướng dẫn ghi nhãn hàng hoá mà các Bộ mới ban hành.
Một quan chức của Bộ Thương mại cho biết, hiện nay có một số văn bản tồn tại những điểm sai với tinh thần Quyết định 178 của Thủ tướng Chính phủ. Ví dụ như tại văn bản hướng dẫn của Bộ Công nghiệp, phần hướng dẫn về ghi nhãn hàng hoá thực phẩm công nghiệp buộc phải ghi thời hạn sử dụng cho cho thực phẩm dùng cho trẻ em (bột dinh dưỡng đồ họp các loại) song không bắt buộc ghi thời hạn sử dụng cho các thực phẩm dành cho người lớn. Bộ Thương mại cho rằng, điều này dễ tạo kẽ hở cho việc nhập và lưu thông hàng hoá gần hoặc hết "date" sử dụng.
Cũng trong văn bản hướng dẫn của Bộ Công nghiệp, có quy định các sản phẩm rượu không ghi thành phần cấu tạo. Theo Bộ Thương mại điều này cũng không phù hợp, bởi thị trường Việt Nam hiện nay, trừ những loại rượu lên men ở dạng tự nhiên (từ trái cây, ngũ cốc) còn có những loại rượu được pha chế từ nhiều thành phần như cồn thực phẩm, đường, chất phụ gia, hương trái cây chanh, cam...mà theo quy định hàng hoá là thực phẩm có từ hai thành phần trở lên bắt buộc phải ghi thành phần cấu tạo trên nhãn hàng hoá cho người tiêu dùng biết.

1.600 tỷ đồng cho hoạt động KHCN và môi trường
Theo Bộ KHCN và MT, năm 2001 ngân sách dành cho các hoạt động KHCN và môi trường là 1.600 tỷ đồng. Trong đó, 385 tỷ đồng được phân bổ cho ngân sách địa phương, chiếm 24,1%.
Các nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch KHCN và MT năm 2001 được tập trung vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ (bao gồm điện tử, tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, năng lượng, cơ sở hạ tầng, bảo vệ và chăm sóc sực khoẻ cộng đồng...).
Việc phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học năm 2001 được chia làm hai giai đoạn và tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ trọng điểm như: các công trình khoa học cấp Nhà nước, các chương trình công nghệ cao, các chương trình gắn với các sản phẩm chủ yếu và các sản phẩm xuất khẩu của các ngành, các chương trình, đề tài phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn, duy trì và tăng cường cho các tổ chức khoa học công nghệ và tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Giải nhất Vifotec
Tự động hoá tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng
Công trình "Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt và hiện đại hoá hệ thống thiết bị sản xuất bia, thiết bị tái chế nhựa phế thải, một số thiết bị công nghiệp giấy... với sử dụng kỹ thuật tự động hoá" do TS Đinh Văn Thuận và TS Đinh Văn Nhã (Trung tâm ứng dụng công nghệ nhiệt lạnh, Công ty POLICO - hội viên Hiệp hội RBNGKVN) được trao giải Nhất lĩnh vực cơ khí - tự động hoá. Tiến sĩ Lê Xuân Thảo, GĐ điều hành Quỹ VIFOTEC nhận xét: "Nếu có giải đặc biệt, công trình này sẽ là ứng cử viên số 1" Với số vốn ít ỏi tự động đóng góp, các tác giả công trình đã khéo léo kết hợp việc thử nghiệm nghiên cứu để ứng dụng vào sản xuất thành công và dùng chính nguồn kinh phí hợp đồng chuyển giao công nghệ đó để đầu tư sâu hơn, ứng dụng công nghệ rộng hơn.
Cung cầu rượu ngoại tăng mạnh trong dịp Tết Tân Tỵ
Tết Tân Tỵ vừa qua, mặt hàng rượu ngoại tiêu thụ mạnh, tại các trung tâm chuyên kinh doanh bánh kẹo rượu bia nước giải khát ở Hà nội như chợ Hàng Buồm, chợ Hàng Da, phố Hai Bà Trưng, Lương Ngọc Quyến, Đê La Thành... hầu như đều tăng doanh thu ngoài dự kiến trong những ngày giáp Tết. Chủ nhiều cửa hàng bán rượu ngoại nhận xét, nhu cầu mua các mặt hàng này trong dịp Tết năm nay tăng mạnh hơn năm ngoái và nhiều cửa hàng không có đủ hàng để bán, các loại rượu ngoại được tiêu thụ nhiều hơn cả vẫn là các loại sâm banh, vang của Nga, Pháp, Remy Martin, Hennessy, Napoleon...
Về giá, càng đến gần ngày Tết, giá cả càng tăng, rượu Johnie Walker nhãn đỏ từ 165.000 đ lên 185.000 đ, một chai rượu Hennessy hoa tăng từ 270.000 đ lên 340.000 đ, Remy Martin X.O. loại 0,75 lít giá 1.100.000 đồng, champange Nga giá 70.000 đ, rượu vang Bordeaux của Pháp giá từ 80.000 đ đến 120.000 đ ... và sát Tết còn cao hơn nữa .
Tuy nhiên chất lượng rượu ngoại nhập vẫn là một mối lo ngại của nhiều người tiêu dùng, trên thực tế, mặc dù các cửa hàng đều bày bán rượu ngoại có dán tem nhập khẩu, nhưng nếu khách hàng có nhu cầu, các chủ cửa hàng sẵn sàng cung cấp các loại rượu không dán tem với giá rẻ hơn. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều mánh khoé làm ăn của những người kinh doanh mặt hàng này như đóng mác "xịn" vào các loại rượu rẻ tiền, hoặc đổ rượu dởm vào vỏ "xịn" để bán thu lợi nhuận bất chính cao.

Bến Thành tung bia lon ra thị trường
Nhà máy Bia Bến Thành đã đưa ra thị trường loại sản phẩm mới là Bia lon Bến Thành Export, bia lon có dung tích 330 ml/lon, các sản phẩm của bia Bến Thành đã tham gia nhiều hội chợ như Hội chợ quốc tế Cần Thơ, Hội chợ triển lãm thương mại quốc tế Quang Trung, Thành phố Hồ Chí Minh... doanh thu của bia Bến Thành năm nay dự kiến 25 tỷ, mục tiêu của bia Bến Thành là xuất khẩu bia lon Bến Thành ra nước ngoài .

Nước uống Olympia và Olympus
Đó là 2 sản phẩm nước tăng lực (Olympia) và nước khoáng có gas (Olympus) do Công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo vừa tung ra thị trường Tp.HCM mới đây. Nước khoáng Olympia được pha chế từ nguồn nước khoáng Vĩnh Hảo, phối trộn với taurine, pantothenic axit, axit folic, niacin... có chứa các hợp chất đặc biệt của tảo spirulina platensis và các chất cần thiết chứa nhiều vitamin C, B2, B6. Sản phẩm có giá 4.200 đồng/hộp. Nước khoáng Olympus đạt được tỷ lệ tối ưu giữa magnesium và calcium là 1/4 (3,5/14) và có chứa silicate thích hợp với loại nước soda dùng trong khi uống chung với rượu. Giá của Olympus là 3.500 đồng/hộp.

San Miguel đầu tư thêm 750.000 USD
Do sản xuất kinh doanh bước đầu có hiệu quả, Công ty bia San Miguel Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có vốn đầu tư 60 triệu USD, vừa đầu tư thêm 550.000 USD lắp đặt hệ thống chiết chai thế hệ mới nhất của ITALIA, công suất 36.000 chai/giờ để sản xuất loại bia chất lượng cao đóng trong chai lùn truyền thống 330 ml của Hãng .
Công ty còn đầu tư thêm 200.000 USD chuẩn bị lắp đặt 01 nồi hơi của Mỹ công suất 10 tấn hơi/giờ, đưa tổng công suất nồi hơi của nhà máy lên 20 tấn hơi/h.

Philippin sẽ nắm giữ 27% cổ phần trong San Miguel
Chính phủ Philpipin sẽ tìm cách nắm quyền sở hữu 27% cổ phần, trị giá khoảng 50 tỷ peso (khoảng 1 tỷ USD) của hãng sản xuất bia hàng đầu của nước này là San Miguel Corp.
Đây là một phần trong số 47% cổ phần mà Chính phủ Philippin phong toả 15 năm trước đây do có lời cáo buộc cựu độc tài Ferdinand Marcos đã sử dụng bất hợp pháp số tiền thuế của ngành công nghiệp dừa để mua chúng. Chính phủ cũng bác bỏ kế hoạch của Tổng thống vừa bị phế truất Joseph Estrada về bán số cổ phần trên nhằm lấy tiền thành lập một một quỹ tín thác để đầu tư cho các dự án thuộc ngành công nghiệp dừa do các quỹ công cộng này phải thuộc sở hữa của toàn dân.
20% cổ phần còn lại do ông Ferdinand Marcos và ông E.Cojuuango, chủ tịch đương nhiệm hãng San Miguel đồng kiểm soát, sẽ được đưa ra phán xử tại một phiên toà tới đây.

San Miguel sẽ chuyển đổi cổ phần với Coca-Cola Amatil
Hãng sản xuất thực phẩm và đồ uống lớn nhất Philippin là San Miguel Corp. có kế hoạch thông báo các điều khoản cuối cùng về việc chuyển đổi cổ phần của hãng từ Coca-Cola Amatil (úc) sang Coca-Cola Bottlers Philippines Inc.
Theo một nguồn tin giấu tên, các cuộc thương lượng giữa San Miguel và Coca-Cola Amatil đã kết thúc, trong đó San Miguel có thể sẽ đổi 21% cổ phần của mình trong Coca-Cola Amatil lấy 65% cổ phần trong Coca-Cola Bottlers Philippines Inc. Công ty mẹ Coca-Cola Co.(Mỹ) sẽ đổi 18% cổ phần trong Coca-Cola Amatil để lấy 35% cổ phần của Coca-Cola Bottlers Philippines Inc. Ngoài ra theo các thoả thuận, San Miguel và Coca-Cola sẽ thanh toán các khoản nợ của Coca-Cola Bottlers Philippines Inc.
Tuy nhiên, San Miguel chưa đưa ra bình luận gì về tin tức nói trên.

Xếp hạng 9 tập đn lớn nhất thế giới năm 2000
Tạp chí Asiaweek số ra cuối năm 2000 đã đưa ra danh sách xếp hạng 9 tập đn lớn nhất thế giới dựa trên các tiêu chí: doanh thu, trình độ quản lý, khả năng tài chính, tổng giá trị tài sản...
Bảng xếp hạng
Microsoft
MC Donalds
Nokia
Intel
General Electric
Coca-Cola
IBM
Visa International
Motorola

Cộng hoà Liên bang Nga - Bia
Nga có thể sẽ cấm quảng cáo bia trên truyền hình do chúng mang tính chất bạo lực vàm tăng số người tử vong vì đồ uống có cồn. Năm 2000 đã xảy ra 28.000 người tử vong tại Nga do ngộ độc rượu, so với 21.000 người của năm 1999.
Xuất khẩu rượu vang của Chi lê đạt kỷ lục
Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu rượu vang Chi lê (CHILEVID) cho biết kim ngạch xuất khẩu rượu vang của nước này đạt mức kỷ lục 568 triệu USD trong năm 2000, tăng 10,5% so với năm 1999.
Trong năm 2000, Chi lê đã bán ra thị trường thế giới 264,5 triệu lít rượu vang, tăng 15,2% so với 118,3 triệu lít của năm 1999. Lượng rượu vang bán sang thị trường các nước Mỹ La tinh trong năm qua tăng 19%, Trung Mỹ tăng 18,7% và Mỹ tăng 17%, đồng thời xuất khẩu sang thị trường Châu á cũng tăng mạnh.
Khoảng 60% rượu vang sản xuất tại Chi lê dành cho xuất khẩu và cho tới nay, gần 90 nước nhập khẩu rượu vang của Chi lê, Chi lê phấn đấu nâng giá trị xuất khẩu rượu vang của năm 2001 lên 700 triệu USD.
Xuất khẩu rượu vang của Chi lê tăng mạnh trong thập kỷ qua sau khi nước này mở rộng diện tích trồng nho (hiện nay Chi lê chiếm 5% diện tích trồng nho trên toàn thế giới), tăng đầu tư và áp dụng công nghệ mới.

Thu lợi nhuận của PepsiCo Inc. tăng mạnh trong quý IV/2000
Công ty Pepsi Co Inc. cho biết lợi nhuận của họ trong quý IV năm 2000 đã tăng gần 25% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận về đồ ăn nhanh và đồ uống của Công ty Pepsi Co Inc. ở Mỹ đạt 611 triệu USD, hoặc 41 xu/cổ phiếu trong 3 tháng cuối năm 2000, so với 490 USD, hoặc 33 xu/cổ phiếu của năm 1999. Doanh thu trong quý này đã tăng lên 6,4 tỷ USD, so với 5,7 tỷ USD của cùng quý này năm 1999.
Lợi nhuận kinh doanh tại chi nhánh đồ ăn nhanh FritoLay ở Bắc Mỹ tăng 10% và ở nước ngoài tăng 11% nếu kể cả tuần dôi ra trong quý IV năm 2000.
Lợi nhuận kinh doanh của Công ty Pepsi-Cola ở Bắc Mỹ đã tăng 13% bất chấp khoản đầu tư vào sản phẩm mới là nước chanh Sierra Mist và dây chuyền nước quả Dole.
Trong cả năm, lợi nhuận của
Công ty Pepsi Co Inc.đạt 2,18 tỷ USD, tức 1,48 USD/cổ phiếu, so với 2,05 tỷ USD, tức 1,37 USD/cổ phiếu của năm 1999. Doanh thu trong cả năm 2000 đã tăng lên 20,44 tỷ USD, so với 20,37 tỷ USD trong năm 1999.

Lợi nhuận của Coca-Cola Amatil trong năm 2001 tăng 7,3%
Công ty sản xuất đồ uống Coca-Cola Amatil Ltd cho biết lợi nhuận ròng của công ty trong năm 2000 đã tăng 7,3%, lên 204 Triệu Đô la úc (112 triệu USD) .
Công bố về lợi nhuận của công ty được đưa ra cùng với quyết định bán chi nhánh Coca-Cola Bottlers Philippines Inc. cho các cổ đông chính là The Coca-Cola Company (TCCC) và San Miguel Corporation của Coca-Cola Amatil với giá 2,25 tỷ Đô la úc (1,24 tỷ USD) bằng tiền mặt, cổ phiếu và nợ.
Theo thoả thuận mua bán này, toàn bộ 219,4 triệu cổ phiếu của San Miguel cùng với 149 triệu cổ phiếu của TCCC trong Coca-Cola Amatil sẽ bị huỷ bỏ .
Ông David Kennedy, Giám đốc điều hành Coca-Cola Amatil cho biết công việc kinh doanh còn lại ở úc, Niu Dilân, Hàn Quốc, Indonexia, Papua Niu Ghi nê và Phigi sẽ tiếp tục mang lại những cơ hội tăng lợi nhuận đáng kể cho công ty.
úc - Anh - Rượu vang
Theo tờ Sunday Times (Anh), dự đoán doanh thu bán rượu vang úc ở Anh sẽ cao hơn doanh thu bán rượu vang Pháp cũng tại nước này vào cuối năm 2001. Năm 2000 doanh thu bán rượu vang úc ở Anh tăng 25% so với 1999. Rượu vang úc có giá cao hơn rượu Pháp khoảng 7,6 USD mỗi chai.

Loại nước giải khát mới có nhiều năng lượng
Tháng 12/2000, hãng Gluek Brewing tại California đã đề ra kế hoạch sản xuất đồ uống từ malt có nhiều năng lượng đầu tiên trên thế giới, gọi là "Hard E". Bia có 5% nồng độ cồn, có nước chiết sâm, các loại vitamin, có mùi vị cam quít... tự nhiên, hoàn toàn trên nền malt. Chủ tịch hãng Gluek Brewing, ông Maurice Bryan nói: " Hard E sẽ mở ra một loại đồ uống từ malt mới, một loại đồ uống mà ngành này chưa hề biết đến, đó hoàn toàn là một bước đột phá mới đối với ngành sản xuất bia trên thế giới".

Các thông tin lợi ích cho sức khoẻ trên nhãn hiệu Bia tại Mỹ
Cục rượu, bia, thuốc lá và súng cầm tay của Mỹ có quyết định cho phép các nhà sản xuất bia có thể đưa các lợi ích cho sức khoẻ lên nhãn mác sản phẩm. Tuy nhiên Hiệp hội Bia của Mỹ cũng đã đề nghị các hội viên của mình cần cẩn trọng khi đưa các thông tin, bởi các nhãn bao bì bia hay các tài liệu quảng cáo khác không phải là môi trường thích hợp để thông báo cho người tiêu dùng về các tác dụng cho sức khoẻ khi uống bia. Mặt khác, lực lượng chống rượu bia có thể dựa vào các sơ xuất trong nhãn hiệu để đả kích ngành sản xuất bia và chính sản phẩm đó.